Bên góc chợ phố Đầm, một phần của làng Quảng Ích, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, có một tiệm cắt tóc nhỏ đong đầy thời gian. Tiệm cắt tóc là điểm đến quen thuộc với nhiều thế hệ khách hàng suốt hàng chục năm qua.
Chủ nhân của tiệm cắt tóc này là cụ Phạm Văn Cương, 94 tuổi. Dù tuổi đã cao, cụ Cương vẫn gắn bó với nghề cắt tóc - công việc cụ đã theo đuổi suốt 70 năm qua.
Cụ Phạm Văn Cương bên tiệm cắt tóc nhỏ, đơn sơ của mình (Ảnh: Thanh Tùng)."Nhờ nghề cắt tóc mà tôi có tiền nuôi 4 con khôn lớn, trưởng thành. Nhưng giờ tuổi già, sức khỏe yếu, tôi gắn bó với nghề cũng vì đam mê để lưu giữ lại những kỷ niệm xưa", cụ Cương chia sẻ.
Trong ký ức của cụ Cương, phố Đầm từng là nơi buôn bán sầm uất ven dòng sông Chu. Hằng ngày, các thương lái từ Nam Định, Thái Bình, Hà Nam đổ về đây trao đổi hàng hóa,F 777 music cuộc sống của người dân địa phương thay đổi nhanh, Luckydf 1 nhà nào cũng khấm khá.
Khi đó, Quark Play Mod APK cụ Cương mới 24 tuổi, mở một tiệm cắt tóc nhỏ bên góc chợ phố Đầm, mỗi ngày đón hàng chục lượt khách. "Phố Đầm khi đó sầm uất không kém gì Hà Nội, trên bờ thì họp chợ, dưới bến sông, thuyền bè tấp nập. Tiệm tóc của tôi nhờ đó mà có nhiều thương lái lẫn dân lao động ghé cắt",Go88 cổng game uy tín cụ Cương nhớ lại.
Cụ Cương vẫn làm công việc cắt tóc đều đặn mỗi ngày dù tuổi đã ngoài 90 (Ảnh: Thanh Tùng).
Suốt 70 năm gắn bó với nghề, cụ Cương không chỉ trải qua những thăng trầm của nghề mà còn chứng kiến những đổi thay nơi phố huyện.
"Phố Đầm giờ khác xưa nhiều lắm. Trước kia nhiều biệt thự sầm uất, giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Ở đây giờ chỉ còn lại người già và trung niên sinh sống, quanh năm buôn bán nhỏ lẻ, còn lại hầu hết thanh niên đều rời quê đi làm ăn xa", cụ Cương cho hay.
Mỗi ngày, ông thợ cắt tóc vẫn dựng chiếc gương ngoài cửa nhà, kèm theo bộ đồ nghề gồm kéo, tông đơ và dao cạo để hành nghề. Dù người thợ tay chân không còn nhanh nhẹn như trước nhưng tiệm vẫn có khách quen ghé cắt tóc.
"Khách đến cắt chủ yếu trò chuyện cho vui, không quan trọng giá cả thế nào. Cũng có lúc khách đưa 15.000 đồng, cũng có khi 10.000 đồng, tôi đều vui vẻ", cụ Cương cười xòa.
Con dao cạo gắn bó với cụ Cương hàng chục năm qua (Ảnh: Thanh Tùng).Ông Ngô Doãn Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thiên, cho biết phố Đầm được thành lập năm 1838 và từng là nơi nổi tiếng về giao thương, buôn bán ở miền Bắc.
"Phố Đầm khi đó nổi tiếng, có nhiều nghề như cắt tóc, chụp ảnh, đan lát, thợ nhuộm. Cụ Cương cũng là một trong những người thợ cắt tóc có tiếng tại chợ phố Đầm. Trước đây, cả phố chỉ có 5 thợ cắt tóc, cụ Cương là người thợ duy nhất còn lại đến bây giờ", ông Luyến kể.
Hiện tại, phố Đầm có 380 hộ với 1.599 nhân khẩu. Khách hàng tới cắt tóc tại tiệm của cụ Cương chủ yếu là người già và trung niên. Dù thời thịnh vượng đã qua lâu nhưng tiệm cắt tóc của cụ Cương vẫn là một phần ký ức của nhiều thế hệ người dân ở phố Đầm.