Trong cuộc đua giành vị thế công nghệ bán dẫn toàn cầu với Mỹ, Trung Quốc có lợi thế ở ít nhất một lĩnh vực quan trọng là đất hiếm.
Đất hiếm là thuật ngữ đề cập đến nhóm 17 nguyên tố cần thiết để sản xuất các sản phẩm công nghệ, từ chất bán dẫn, nam châm công nghiệp đến tấm pin mặt trời, đều là những lĩnh vực nằm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Hơn một năm qua, Trung Quốc dần thắt chặt kiểm soát khoáng sản quan trọng và đất hiếm. Tháng 12/2023, nước này cấm xuất khẩu hàng loạt công nghệ chế biến đất hiếm. Tháng trước, với lý do bảo vệ tài nguyên và an ninh quốc gia, Bắc Kinh yêu cầu các nhà xuất khẩu theo dõi cách sử dụng đất hiếm trong chuỗi cung ứng.
Một số mẫu đất hiếm. Ảnh: Scanpix
Thế mạnh của Trung Quốc
Trung Quốc từ lâu đã thống trị thị trường đất hiếm và hiện chiếm 60% nguồn cung khoáng sản đất hiếm của thế giới, 90% sản lượng tinh chế toàn cầu.
Năm 2010, Trung Quốc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu cho khoáng sản này một cách nghiêm ngặt với lý do lo ngại về môi trường và bảo tồn tài nguyên. Hành động này khiến giá nguyên liệu đất hiếm tăng mạnh sau đó. Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cáo buộc Trung Quốc "có hành động thương mại không công bằng". Trung Quốc thua kiện, buộc dỡ bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào năm 2015.
Trong khi đó, á gà trc tip c1 c2 c3 chu u theo quy định mới được Bắc Kinh ban hành tháng trước, Tài Xu Fi884 tài nguyên đất hiếm của Trung Quốc hiện thuộc về nhà nước. Hai nhà máy lọc đất hiếm thuộc sở hữu của Canada tại Trung Quốc cũng đang được các công ty quốc doanh mua lại.
Theo Business Insider, www nowgoal nhiều quốc gia đã cố gắng đa dạng hóa chuỗi cung ứng đất hiếm sau động thái áp hạn ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy vậy, hầu hết thất bại do chi phí đầu tư cao và lo ngại về môi trường.
Tác động lớn
Rick Waters, CEO Eurasia Group, cho rằng đất hiếm là công cụ quan trọng Trung Quốc đang sử dụng trong việc đáp trả các hành động của Mỹ khi thương chiến xảy ra. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump,Đăng ký Go88 Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt thuế quan trả đũa lẫn nhau, nhưng Trung Quốc có ít đòn bẩy hơn vì xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn.
"Vì vậy, bốn năm qua, Trung Quốc đã nghĩ ra khung pháp lý khác liên quan đến đất hiếm, điều họ có thể sử dụng như một loại vũ khí quan trọng trong một cuộc tranh chấp thương mại", Waters nói.
Thực tế, bất kỳ sự thắt chặt nào của Trung Quốc về nguồn cung đất hiếm có thể khiến Mỹ bị tổn thương trước các cú sốc cung ứng. "Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường chế biến và tinh chế các khoáng sản quan trọng", Nhà Trắng cho biết hồi tháng 9.
Theo giới chuyên gia, đất hiếm đang là yếu tố đặc biệt quan trọng trong sản xuất chip. Hiện nay, chip có mặt trong mọi thứ, từ máy tính, điện thoại di động, ôtô đến thiết bị quốc phòng. Đảo Đài Loan thống trị thị trường khi sản xuất hơn 60% chip của thế giới và hơn 90% chip tiên tiến nhất.
"Nếu cuộc tranh chấp thương mại leo thang, chẳng hạn dưới hình thức thuế quan cao hơn, Trung Quốc có thể sử dụng 'quân bài đất hiếm' để gây sức ép", Oxford Economics viết trong một báo cáo vào tháng 7.
Theo Nick Vyas, nhà sáng lập Viện Randall R. Kendrick về chuỗi cung ứng, cho rằng xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian qua khiến cả hai đang tạo ra các "hệ thống song song". "Khi chúng ta ngừng giao dịch ngang hàng với nhau, mọi thứ chỉ tạo ra một xung đột lớn hơn", Vyas nói.
Bảo Lâm tổng hợp
Một số hãng bán dẫn Mỹ tách Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứngMỹ muốn ngăn điện mặt trời Trung Quốc sản xuất tại MỹMỹ xem xét việc Trung Quốc dùng công nghệ chip RISC-VMỹ xem xét cấm bốn nhà sản xuất chip Trung QuốcTrung Quốc 'lập quỹ bán dẫn 27 tỷ USD' để đối đầu MỹMột số hãng bán dẫn Mỹ tách Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứngMỹ muốn ngăn điện mặt trời Trung Quốc sản xuất tại MỹMỹ xem xét việc Trung Quốc dùng công nghệ chip RISC-VMỹ xem xét cấm bốn nhà sản xuất chip Trung QuốcTrung Quốc 'lập quỹ bán dẫn 27 tỷ USD' để đối đầu Mỹ